Các app, web tạo bill chuyển tiền Fake ngân hàng, ví momo là gì? Vấn đề này đang rất nóng trong dư luận vì số người bị lừa gạt ngày càng tăng cao. Trong bài viết dưới đây, timapp24h.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Cách tạo bill fake chuyển khoản giả như thế nào?
Hiện tại, tình trạng lừa đảo thông qua việc tạo bill chuyển khoản giả đang tăng rất nhanh. Điều đáng nói ở đây, báo chí và mạng xã hội đưa tin rất nhiều nhưng số lượng người bị gạt vẫn không có dấu hiệu giảm. Nguyên nhân là do chúng ta quá chủ quan hoặc đối tượng lừa đảo có nhiều chiêu trò.
Bạn chỉ cần gõ từ khóa “Trang web tạo bill giả chuyển khoản ngân hàng miễn phí” trên Facebook hoặc Google thì vô số kết quả hiện ra. Thậm chí có những bài viết hướng dẫn cách thực hiện tạo bill giả trên các web như Jackmmo, Linhr,… kể cả app tạo bill fake nhanh chóng chỉ trong 3 – 5 phút chỉ với vài thao tác nhập thông tin đơn giản, bạn có ngay bill chuẩn nét 100%. Chính vì vậy, không ít người đã nảy sinh lòng tham với mong muốn được mua hàng miễn phí.

Hình thức lừa đảo này thường xảy ra đối với người bán hàng online. Hoặc những ai chấp nhận thanh toán qua hình thức chuyển khoản, thanh toán Momo… Số tiền lừa đảo có khi chỉ vài chục ngàn nhưng cũng có nhiều trường hợp bị lừa cả hàng chục triệu đồng.
Chiêu trò tạo bill fake chuyển khoản giả lừa đảo
Nếu gặp những dấu hiệu dưới đây thì khả năng cao là bạn sắp trở thành con mồi của các đối tượng lừa đảo:
- Khi đối tượng xấu muốn mua hàng với số lượng lớn. Sau đó, chúng sẽ mượn thêm tiền mặt của bạn và đề nghị chuyển khoản qua ngân hàng.
- Đối tượng xấu đề nghị chuyển khoản qua internet banking cho người bán. Thực chất thì các đối tượng này không thực hiện chuyển tiền nào cả. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng các app web tạo bill chuyển khoản giả rồi đưa cho người bán xem để chứng minh mình đã thanh toán thành công.
- Đến khi người bán chờ đợi tin nhắn thông báo nhận tiền trong vô vọng thì mới biết mình bị lừa. Lúc này, các đối tượng lừa đảo cũng đã cao chạy xa bay.
Để tránh trường hợp này, bạn cần xác nhận mình đã nhận tiền thành công thì mới chuyển hàng, giao hàng cho người mua. Bất kể khi nào bạn cũng có thể trở thành nạn nhân.
>> Gợi ý: Cách nhận biết bill chuyển tiền giả siêu đơn giản
Tạo bill chuyển khoản thành công giả free phạm pháp không?
App web tạo bill chuyển khoản giả hoạt động với mục đích hỗ trợ gián tiếp cho các đối tượng xấu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể ở đây là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người khác.
Chính vì thế, app web tạo bill chuyển khoản giả cũng được xem là tham gia hoạt động và góp phần hỗ trợ lừa đảo. Nếu bị phát hiện thì chủ sở hữu app, web cũng sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc xác định được chủ sở hữu của trang web, app tạo bill chuyển khoản không đơn giản. Dù người bị hại biết được trang web giúp tạo bill chuyển khoản giả lừa gạt bản thân nhưng vẫn không có cách nào giải quyết. Các cơ quan pháp luật sẽ phải làm việc để xác định nguồn gốc trang web, app cùng các tình tiết liên quan để xử lý.
Nếu bạn phát hiện một ứng dụng web hoặc app có hoạt động gian lận như tạo bill chuyển khoản giả thì bạn nên báo cáo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền. Họ sẽ tiến hành điều tra và xử lý.
>> Xem thêm: Cách tạo Bill Chuyển tiền MBBank online Miễn phí
Người tạo bill chuyển khoản thành công giả phạm pháp không?
Hành vi tạo bill chuyển khoản thành công giả để lừa đảo người khác là vi phạm pháp luật. Người thực hiện sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo số tiền lừa đảo mà các đối tượng xấu sẽ phải chịu các mức xử lý khác nhau.

Tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về hành vi lừa đảo như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản“.
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp lừa đảo thông qua việc tạo bill chuyển khoản giả chỉ dừng ở số tiền dưới 50 triệu đồng. Như vậy, hình thức xử lý cao nhất là phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Bởi vì số tiền lừa đảo qua bill chuyển khoản giả chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn nên cơ quan chức năng rất khó xử lý. Vì vậy, bạn cần phải tự bảo vệ mình trước các dấu hiệu lừa đảo. Chỉ nên bán hàng hoặc chuyển hàng sau khi nhận tiền thành công.
Những nội dung trên đây chắc hẳn đã giúp bạn gỡ rối băn khoăn App web tạo bill chuyển khoản thành công giả free phạm pháp không. Theo đó, mọi hành vi lừa đảo bằng công nghệ đều sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật. Vì vậy, bạn không nên lừa đảo người khác dưới bất kỳ hình thức nào.